Ngày nay, sản phẩm ống nhựa PPR và ống nhựa HDPE được sử dụng rộng rãi các trong công trình như nhà ở dân dụng, chung cư căn hộ, khách sạn, hệ thống tưới tiêu… Cùng tham khảo những so sánh ống HDPE và ống PPR trong bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về hai loại ống này.
Tìm hiểu về ống HDPE
Ống HDPE được biết đến là loại ống có độ bền tốt, tuổi thọ lên đến 50 năm. Ống được sản xuất từ thành phần nhựa polyethylene với mật độ nhựa cao nên kết cấu của ống chắc chắn. Thành ống có độ đàn hồi linh hoạt nên khó bị nứt vỡ bởi những tác động đến từ bên ngoài. Ống có khả năng chịu nhiệt tốt và không bị ăn mòn bởi hóa chất nên không có hiện tượng rò rỉ trong quá trình sử dụng.
Tìm hiểu về ống PPR
PPR là viết tắt của Polypropylene Random Copolymer. Nhựa PPR là loại nhựa có khả năng chịu nhiệt cao (từ 70 độ đến 110 độ). Ống có tính bền cơ học cao nên khó bị phá vỡ bởi các va đập mạnh. Do khả năng chịu được nhiệt độ cao nên ống PPR thường được sử dụng trong các hệ thống cấp nước nóng.
So sánh ống HDPE và ống PPR
Để nắm rõ thông tin, đặc điểm của từng loại ống, Super Trường Phát sẽ giúp bạn so sánh ống HDPE và ống PPR một cách chi tiết.
Ống PPR
Ưu điểm:
– Ống nhựa PPR có độ cứng tốt, độ bền cơ học cao nên chịu được các chấn động mạnh kể cả động đất.
– Sản phẩm PPR không bị oxi hóa trong môi trường không khí ẩm và bền với các tác nhân như ánh nắng hay nước mưa.
– Bề mặt trong của ống nhẵn nên ngăn ngừa tình trạng rong rêu ở trong lòng ống.
– Các mối nối khi lắp đặt ống không sử dụng hóa chất nên không gây nhiễm độc nước nên ống PPR thường được sử dụng trong hệ thống cấp nước sạch.
– Ống PPR có tính dẫn điện, dẫn nhiệt thấp nên phù hợp để vận chuyển nước nóng.
Nhược điểm:
– So sánh ống HDPE và ống PPR thì ống PPR có giá thành cao hơn.
– Ống PPR cũng có nhiều loại kích thước, tuy nhiên không được đa dạng như ống HDPE.
Ống HDPE
Ưu điểm:
– Ống nhựa HDPE không có hiện tượng bị rò rỉ sau một thời gian sử dụng do ống có sức kháng cao với các loại hóa chất và các hiện tượng ăn mòn tự nhiên.
– Ống nhựa HDPE phù hợp để lắp đặt trong các môi trường chịu nhiều tác động lực bên ngoài bởi ống có độ dẻo linh hoạt và có khả năng chịu biến dạng tốt nên không bị biến dạng khi gặp các tác động này.
– Ống nhựa HDPE làm từ nhựa nguyên sinh, đảm bảo an toàn với môi trường xung quanh nên có thể lắp đặt cả ở dưới nước và dưới đất.
– Mặt trong của ống trơn nhẵn, hệ số ma sát trong nhỏ nên khi ống được sử dụng để lắp đặt trong hệ thống tưới tiêu hoặc dẫn nước sẽ không xảy ra hiện tượng ngưng dòng chảy hay cản trở dòng chảy.
Nhược điểm:
– Một số loại ống HDPE có kích thước lớn gây khó khăn trong quá trình vận chuyển và lắp đặt.
– Chi phí lắp đặt loại ống HDPE khá cao nên thường được sử dụng trong các công trình, dự án quy mô lớn và được đầu tư nhiều vốn.
Dựa vào việc so sánh ống HDPE và ống PPR, chúng ta thấy rằng cả 2 loại ống này để là những loại ống chất lượng, phù hợp với các hệ thống dẫn nước. Các nhà thi công cần xem xét kỹ đặc điểm các loại ống để chọn ra loại ống tốt nhất cho công trình.