Có rất nhiều loại ống nhựa trên thị trường hiện nay và mỗi loại lại có những đặc tính riêng, phù hợp riêng cho từng công trình nhất định. Chính vì thế, dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn cách phân biệt Ống nhựa HDPE với PVC, PPR để chọn lựa sao cho chuẩn xác.
1. Tính năng cơ học
– Ống nhựa PPR: Loại ống này có khả năng chịu được áp suất 20bar ở nền nhiệt 900 độ C, có tính cơ học cao và đồng thời chịu được ứng suất cơ học tốt. Ngay cả khi gặp chấn động mạnh như động đất cũng vậy. Tuổi thọ của nó dao động 50 – 70 năm.
– Ống HDPE: Để phân biệt Ống nhựa HDPE với PPR, PVC bạn chỉ cần nhớ ống nhựa HDPE có thể chịu được áp suất 16 bar ở nhiệt độ 200 độ C. Loại ống này có độ bền cơ học cũng như độ chịu va đập cao. Khi sử dụng đúng kỹ thuật tuổi thọ của nó sẽ không dưới 50 năm.
– Ống PVC: So với 2 loại ống trên thì ống PVC chịu nhiệt khá kém. Tính linh hoạt cũng không bằng được PPR và HDPE. Chính vì thế mà tuổi thọ của nó thấp do ít chịu được tử ngoại ngoài trời.
2. Khả năng chống ăn mòn hóa học
Ưu điểm ống nhựa HDPE và PPR là đều kháng được hầu hết các chất như Sunphat, Clorua hay nitrat… Những chất này thường có trong hệ thống cấp nước hoặc là các nguồn giếng khoan. Chúng không bị oxy hóa trong các môi trường không khí và nhất là không khí ẩm, có thể chịu được PH từ 1 – 14. Còn ống PVC có ưu điểm là chịu đực ăn mòn hóa học tốt.
3. Sự kết tủa
Sự kết tủa là khía cạnh tiếp theo bạn cần lưu tâm để phân biệt Ống nhựa HDPE với các loại ống khác. Về cơ bản ống HDPE và PPR thì bề mặt trong ống khá nhẵn, độ gồ ghề đạt tới mức 0.007mm, do đó nó ngăn ngừa được sự lắng đọng của vôi hay rong rêu. Còn ống PVC cũng không tạo rong rêu trong lòng ống nhưng tại các khớp nối thì có.
4. Khớp nối ống
Các khớp nối của ống HDPE và PPR được hàn liên tiếp dưới mức nhiệt độ 2600 độ C nên kỹ thuật hàn không hề phức tạp. Có thể dùng thiết bị hàn bằng tay, trong thời gian 4 – 40 giây và nó có thể chịu được áp lực tối đa sau khoảng 2 – 10 phút. Các mối nối đạt được độ vững về cơ học, độ bền và không sử dụng hóa chất do đó không gây ra nhiễm độc cho nguồn nước. Riêng tiêu chuẩn Ống nhựa HDPE hơi khác một chút nên mối nối của nó bằng gioăng hoặc hàn nhiệt, chịu được áp lực 4kg/cm3 và nó đáp ứng được mọi nhu cầu cho ống nước sinh hoạt.
Còn ống PVC được kết nối bằng keo vốn là một loại hóa chất độc hại cho sức khỏe con người, bên cạnh đó nó lại không bền vững.
5. Độ dẫn nhiệt
Để phân biệt Ống nhựa HDPE và PPR với PVC, bạn cần nhớ khả năng dẫn nhiệt của 2 loại ống đầu thấp hơn so với các loại khác. Do đó nó ít làm mất nhiệt khi được sử dụng làm ống dẫn nước nóng. Ống PVC tính dẫn nhiệt cũng thấp và sự hao tổn nhiệt năng của nó không cao bằng ống kim loại nhưng lại cao hơn PPR và HDPE.
6. Độc tố
Ống PVC chỉ riêng chất keo của mối nối đã gây ra độc tố cho nguồn nước. Còn HDPE và PPR đã được kiểm nghiệm tại các cơ quan y tế của nhiều quốc gia trên thế giới là an toàn và đạt tiêu chuẩn tốt.
7. Tính thẩm mỹ
Ống HDPE và PPR có thành ống trong ngoài đều nhẵn mịn với màu sắc hài hòa, kiểu dáng hiện đại, rất đắc dụng để trang trí cho các công trình.
Trên đây là những tiêu chí để phân biệt ống nhựa HDPE với ống PVC và PPR. Từ những tiêu chí nói trên, bạn đã phần nào có đủ thông tin để chọn lựa và tìm mua ống nhựa HDPE hay PVC, PPR phù hợp với công trình mình đang xây dựng. Nên nhớ bất kể chọn mua loại ống nào cũng vậy, cần đề cao tiêu chí chất lượng lên hàng đầu. Có như thế bạn mới tiết kiệm được chi phí, thời gian cho quá trình bảo hành, sửa chữa.